Thông tin trên được các chuyên gia về ung thư đưa ra tại Hội nghị Phòng chống ung thư TP Hồ Chí Minh lần thứ 27 do Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Ung thư Việt Nam và Liên chi hội Ung thư TP Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 5/12.
TS.BS Diệp Bảo Tuấn chia sẻ tại hội nghị.
Tại Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh, ước tính năm 2024 đã tiếp đón hơn 880.000 lượt bệnh nhân đến khám bệnh. Số ca mắc mới ghi nhận trong năm 2024 là 41.758 ca, trong đó ung thư tuyến giáp chiếm tỷ lệ cao nhất (23,6%).
TS. BS Diệp Bảo Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh cho biết, từ khi tiếp nhận cơ sở mới là Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 (thành phố Thủ Đức) được trang bị nhiều máy móc hiện đại, cơ sở khang trang, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị liên tục tăng. Theo đó, trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 4.700 - 4.900 bệnh nhân đến khám. Đáng chú ý là số lượng bệnh nhân từ các tỉnh, thành phố khác đến khám đã tăng mạnh. Trước đây, khoảng 75% bệnh nhân là từ các tỉnh, nay con số này đã lên đến 80 - 81%, với nhiều bệnh nhân đến từ các tỉnh xa như Bình Phước, Đắk Lắk, Khánh Hòa...
Trước tình hình quá tải, Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh đang nỗ lực tăng cường nhân lực và mở rộng không gian cơ sở vật chất để có thể đón tiếp bệnh nhân một cách chu đáo hơn. Tuy nhiên, do số lượng bệnh nhân đến khám quá lớn nên bệnh nhân đến khám vẫn phải có thời gian chờ đợi.
Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh gia tăng liên tục.
“Với số bệnh nhân đến khám ngày càng gia tăng, chúng tôi đã thực hiện nhiều giải pháp để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Tuy nhiên, cả khu vực phía Nam thì một mình Bệnh viện Ung bướu Thành phố sẽ không thể đảm nhiệm hết mà cần phải xây dựng trung tâm ung bướu theo vùng. Những trung tâm này có thể chia sẻ gánh nặng cho bệnh viện và tạo điều kiện cho người dân khám và điều trị bệnh ung thư tốt hơn”, TS. BS Diệp Bảo Tuấn nói.
Đề cập đến gánh nặng ung thư, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch danh dự Hội Ung thư Việt Nam khẳng định: “Bệnh ung thư không chỉ là gánh nặng cho Việt Nam mà cả thế giới đều phải đối mặt”. Theo GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, sự gia tăng mau lẹ của bệnh ung thư phản ánh dân số lão hóa và lớn lên,y8 trò chi 2 ngi do ảnh hưởng các yếu tố nguy cơ. Những loại virus HPV, d oán x s kiên giang hàng tun HBV, choi game subway surfers hack HCV... cũng là những sát thủ vô hình làm gia tăng bệnh ung thư. Vì vậy cần phòng ngừa, chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh ung thư.
Còn theo PGS. TS. BS Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, số ca mắc mới và tỷ lệ tử vong do ung thư đang có xu hướng gia tăng. Điều này đòi hỏi ngành y tế không chỉ tập trung vào điều trị mà còn phải chú trọng vào công tác phòng ngừa, phát hiện sớm và chăm sóc giảm nhẹ.
Theo đó, ngành y tế TP Hồ Chí Minh xác định rõ việc xây dựng chiến lược phòng, chống ung thư với các hoạt động trọng tâm, tập trung vào các giải pháp trọng tâm như: Tăng cường công tác tầm soát và phát hiện sớm bệnh lý ung thư, nhằm phát hiện ngày càng sớm những trường hợp ung thư để điều trị hiệu quả hơn, với thời gian ngắn hơn; đầu tư phát triển các trang thiết bị hiện đại; chuẩn hóa nguồn nhân lực chuyên ngành ung bướu theo các cấp độ kỹ thuật; đẩy mạnh phát triển hệ thống,go88.vin app kỹ thuật chẩn đoán và điều trị chuyên sâu để nâng cao hơn nữa chất lượng khám và điều trị cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, xây dựng và phát triển mạng lưới chăm sóc giảm nhẹ ung thư tại y tế cơ sở là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác phòng chống ung thư.
Theo lãnh đạo Sở Y tế Thành phố, mạng lưới phòng, chống ung thư tại 63 tỉnh thành đã được mở rộng với 91 cơ sở khám và điều trị ung bướu, bao gồm 11 bệnh viện ung bướu, 22 trung tâm và 58 khoa ung bướu. Mạng lưới được ghi nhận như là công cụ quan trọng trong phòng, chống ung thư.
“Tôi đề nghị cần củng cố và mở rộng mạng lưới này, đảm bảo thu thập dữ liệu chính xác từ các cơ sở y tế, đặc biệt triển khai mô hình ghi nhận ung thư dựa trên quần thể. Điều này giúp đánh giá đúng tình hình dịch tễ, xây dựng chiến lược can thiệp phù hợp và tăng cường đào tạo cho cán bộ y tế trong việc thu thập và xử lý dữ liệu. Mạng lưới này sẽ hỗ trợ cải thiện chính sách y tế và giảm thiểu tác động của ung thư đối với cộng đồng”, PGS.TS.BS Nguyễn Anh Dũng nhấn mạnh.
Theo ban tổ chức, Hội thảo Phòng chống ung thư TP Hồ Chí Minh lần thư 27 có hơn 2.000 khách tham dự, bao gồm các chuyên gia, nhà nghiên cứu, bác sĩ và đại diện các bệnh viện, tổ chức y tế, những trường đại học và trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước. Đặc biệt, hội thảo có sự tham gia của hơn 14 báo cáo viên quốc tế đến từ các quốc gia như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Bỉ và Singapore, mang đến những nghiên cứu mới, cập nhật và phương pháp điều trị tiên tiến nhất trong lĩnh vực ung thư học.
Hội thảo diễn ra từ ngày 5 - 6/12 với 21 phiên hội thảo chuyên đề trên những loại ung thư và nhiều vấn đề chuyên môn như gan - mật, tiêu hoá, huyết học, đầu cổ, điều dưỡng - chăm sóc giảm nhẹ... Bên cạnh các phiên hội thảo chuyên đề, hội thảo còn tổ chức các hoạt động như triển lãm các bài báo cáo poster, thiết bị y tế, công nghệ mới hỗ trợ trong việc phát hiện và điều trị ung thư, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan.
Ngoài ra, hội thảo tập hợp các bài nghiên cứu khoa học về chuyên môn, kỹ thuật, công nghệ… trong điều trị ung thư và đăng tải trên Tạp chí Y học Việt Nam, Tạp chí Ung thư học Việt Nam.