Mở rộng 'cánh cửa' hy vọng cho bệnh nhi ung thư
Cập Nhật:2024-12-25 15:49    Lượt Xem:119

Mở rộng 'cánh cửa' hy vọng cho bệnh nhi ung thư

Chú thích ảnh

Bác sĩ, kỹ thuật viên khoa Xạ 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện xạ trị cho bệnh nhi. Ảnh: Mai Trang - TTXVN

Trước đây, khi mắc bệnh ung thư, nhiều người nghĩ căn bệnh là một "bản án" tử hình và sớm từ bỏ ý định điều trị cho con em mình. Với sự phát triển vượt bậc của nền y tế hiện đại cùng sự quan tâm, hỗ trợ của xã hội, "cánh cửa" hy vọng cho những bệnh nhi ung thư tại Bệnh viện Trung ương Huế ngày càng rộng mở. Tỷ lệ bệnh nhi ung thư được cứu sống tại đây tăng lên rõ rệt trong 20 năm qua, từ 20% (năm 2014) lên 70% (năm 2024).

Đi đầu về xạ trị cho bệnh nhiChiếc cửa tự động của phòng máy xạ trị mở ra cũng là lúc một bệnh nhi gần 2 tuổi tỉnh dậy ngay sau cơn mê bằng những tiếng khóc gọi mẹ. Các bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên Khoa Xạ 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế thở phào nhẹ nhõm vì biết rằng họ đã sử dụng "đúng liệu, đủ liều" cho việc gây mê ở trẻ - một kỹ thuật khó trong xạ trị gây mê. Lúc này, mẹ bệnh nhi được gọi vào để ôm ấp, vỗ về trẻ. Vừa trấn an con, người mẹ cùng các bác sĩ đưa con về khu hồi tỉnh.

Chú thích ảnh

Xạ trị cho bệnh nhi ung thư tại Bệnh viện Trung ương Huế. Ảnh: Mai Trang - TTXVN

Cơ thể gầy yếu, ánh mắt ngây thơ, bé Nguyễn Thị Tuyết Nh. chưa thể hiểu được những gì đang phải trải qua khi căn bệnh sarcoma xuất hiện trong cơ thể mình. Nỗi ám ảnh với những lần phẫu thuật, hóa trị từ lúc 10 tháng tuổi khiến bé Nh. thường khóc lóc hay đòi bật dậy mỗi khi nằm trong hệ thống máy xạ trị. Các bác sĩ đành lựa chọn phương án gây mê cho bé để tối ưu hóa kết quả xạ trị.

Mẹ bé Nh. cho hay, căn bệnh quái ác xuất diện với dấu hiệu bụng bé to lên bất thường. Kể từ ấy, chị bỏ hết công việc, giao 2 đứa con thơ ở quê nhà cho người thân để theo Nh. chạy chữa từ Hà Nội vào Huế. May mắn thay, sau các đợt xạ trị ở Bệnh viện Trung ương Huế, sức khỏe Nh. có chút cải thiện, ăn uống tốt hơn và không còn nôn nhiều.

Là một bác sĩ, chị Dương Thảo S. (thành phố Vinh, Nghệ An) hiểu rõ khối u cầu não đường giữa lan tỏa của con gái là khối u ác tính, nằm vị trí nguy hiểm, không thể can thiệp phẫu thuật loại bỏ được. Xạ trị là phương án duy nhất có thể để cầm chừng sự phát triển của khối u. Chị S. cho biết, khi vào viện, bé nằm tại Khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Nhi khoa, đồng thời được hội chẩn với Trung tâm Ung bướu để vừa điều trị nội khoa, vừa xạ trị. Vì còn nhỏ tuổi, bé rất khó hợp tác điều trị. Nhờ sự kiên trì, động viên của bác sĩ và liệu pháp gây mê an toàn, bé vượt qua nửa liệu trình gây mê, các chỉ số sức khỏe dần ổn định hơn.

Chú thích ảnh

Tình nguyện viên chơi cùng bệnh nhi tại “Không gian cho em 2” ở Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Huế. Ảnh: Mai Trang - TTXVN

Khác với xạ trị người lớn, xạ trị ở bệnh nhi có nhiều vấn đề phức tạp hơn, choi game subway surfers hack đòi hỏi sự phối hợp giữa đội ngũ bác sĩ nhiều chuyên ngành như, 123win city ung thư nhi, trò chi y8 1 ngi hồi sức nhi, xạ trị nhi và kỹ thuật viên xạ trị có kinh nghiệm dày dặn về xạ trị nhi. Đặc biệt, với trẻ dưới 5 tuổi khó hợp tác, phương án xạ trị gây mê là lựa chọn ưu tiên và bắt buộc bởi chỉ cần trẻ nhúc nhích nhẹ, cuộc xạ trị sẽ thất bại.

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Dũng, Trưởng Khoa Gây mê hồi sức B, Bệnh viện Trung ương Huế cho rằng, gây mê ở bệnh nhi xạ trị là một nghệ thuật; phải đảm bảo có một đường truyền vừa truyền thuốc vừa hồi sức, giúp trẻ nằm yên tuyệt đối. Không có công thức chung nào mà bác sĩ phải căn cứ trên từng cơ địa bệnh nhi và tính chất của bệnh để có liệu pháp gây mê đối với mỗi trẻ.Xạ trị gây mê là thách thức đặt ra cho các trung tâm xạ trị ở Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta có rất ít trung tâm xạ trị làm được điều này. Tiến sĩ, bác sĩ Phan Cảnh Duy, Phó Giám đốc Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế lý giải, xạ trị gây mê là chuyên ngành hoàn toàn khác đối với ung thư người lớn, bắt buộc bác sĩ phải học thêm để có thể triển khai được kỹ thuật này. Có rất ít bác sĩ xạ trị dấn thân, hy sinh đóng góp cho xạ trị nhi.

Chú thích ảnh

Các bệnh nhi thích thú vui chơi tại “Không gian cho em 2”. Ảnh: Mai Trang - TTXVN

"Chúng tôi may mắn được tham gia, đào tạo các khóa học trong và ngoài nước,go88.vin app là thành viên tích cực, liên kết các thành viên ung thư nhi trên thế giới. Từ những bác sĩ xạ trị người lớn, chúng tôi hiểu sâu về ung thư nhi và có thể xạ trị ung thư nhi theo đúng phác đồ khuyến cáo của quốc gia, quốc tế. Hơn 10 năm qua, xạ trị nhi tại đơn vị ngày càng phát triển, trở thành địa chỉ tin cậy cho các đồng nghiệp ở hai đầu đất nước", bác sĩ Phan Cảnh Duy cho hay.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trung ương Huế là bệnh viện đa chuyên khoa hạng đặc biệt, có đầy đủ các bác sĩ chuyên ngành được đào tạo bài bản cùng trang bị máy xạ trị tiên tiến, có thể thực hiện các kỹ thuật xạ trị cao cấp. Từ đó, chất lượng xạ trị tại đơn vị đã đạt tương đương các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore. Phác đồ điều trị được sự đồng thuận, thống nhất trong nhóm châu Á - Thái Bình Dương.Liều thuốc tinh thần

Ung thư não, tủy sống, u nguyên bào thần kinh, thận, xương… là những thể ung thư thường gặp ở trẻ em. Thông thường các em phải trải qua 10-30 cuộc xạ trị cho liệu trình điều trị, gắn phần lớn tuổi thơ mình bên giường bệnh.Tưởng chừng những ngày tháng chiến đấu với bệnh tật sẽ khiến các em buồn chán hay mệt mỏi nhưng ở tầng 4 tòa nhà màu hồng - Khoa Ung bướu, Huyết học, Ghép tủy của Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Huế lại ngập tràn tiếng cười, vui đùa của những "chiến binh nhí" đầu trọc trong khuôn viên "Không gian cho em 2".

Chú thích ảnh

Chăm lo sức khoẻ tinh thần, thể chất cho các bệnh nhi điều trị ung thư. Ảnh: Mai Trang - TTXVN

Ngoài những lúc xạ trị, các em được sắp xếp sinh hoạt theo thời gian biểu khoa học mỗi tuần. Đó là tham gia những tiết học đặc biệt do các anh chị sinh viên đứng lớp, giao tiếp cùng học viên nước ngoài đang thực tập tại Bệnh viện Trung ương Huế hay giao lưu văn nghệ cùng nhau.Mấy tháng nay, bệnh nhi Nguyễn Triều L. (13 tuổi, trú thị xã Hương Trà) vẫn chưa được về nhà. Ở viện, mỗi ngày em chỉ quanh quẩn chơi đuổi bắt cùng các bạn trong phòng bệnh, lúc mệt lại nằm trên giường tập trung vào điện thoại giải trí khiến L. càng thêm mệt mỏi. Từ ngày có "Không gian cho em 2", thói quen sinh hoạt của em đã có nhiều thay đổi. Triều L. hào hứng: "Tim con cứ đập thình thịch vì mừng khi nhìn thấy không gian vui chơi này".

Chú thích ảnh

Chủ tịch Liên đoàn Chăm sóc trẻ em châu Á Kazuyo Watanabe chơi cùng bệnh nhi ung thư tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Là nhà tài trợ của "Không gian cho em 2", bà Kazuyo Watanabe, Chủ tịch Liên đoàn Chăm sóc trẻ em châu Á cho biết, Bệnh viện Trung ương Huế là nơi điều trị cho nhiều bệnh nhi, trong đó không ít các em có hoàn cảnh khó khăn. Trong thời gian điều trị, các em rất cần một không gian thuận tiện, thoải mái vui chơi, nghỉ ngơi. "Không gian cho em 2" sẽ giúp các em đảm bảo sức khỏe tinh thần và thể chất để có thể chiến thắng bệnh tật.Từ khi có "Không gian cho em 2", ngày càng nhiều cá nhân, tổ chức đến thăm, động viên các em. Thông qua không gian này, nhà hảo tâm, tình nguyện viên có thể nhìn nhận, thấu hiểu được điều mà các em thực sự cần để có sự hỗ trợ phù hợp nhất.Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Như Hiển, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Thừa Thiên - Huế cho hay, phát huy thành công của "Không gian cho em 1" (tại Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế), "Không gian cho em 2" được ra đời. Đây không chỉ là ngôi nhà thứ 2 của các em mà còn là một xã hội thu nhỏ - nơi các em được tiếp xúc, học nhiều điều từ những cá nhân, tổ chức tình nguyện.

Vui mừng vì những nỗ lực đóng góp của mình đã tạo nên thành công trong lĩnh vực điều trị ung thư nhi tại Huế, bà Kazuyo Watanabe cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục hỗ trợ, hợp tác với đơn vị thực hiện các kỹ thuật điều trị ung thư nhi cao cấp khác.

Tỷ lệ bỏ điều trị ung thư ở Bệnh viện Trung ương Huế những năm gần đây đã giảm đi đáng kể, cho thấy niềm tin của các gia đình vào nền y học nước nhà ngày càng lớn. Sau điều trị, nhiều em đã hoàn toàn khỏe mạnh, phát triển toàn diện và hòa nhập cuộc sống tốt. Đây sẽ là động lực cho những "chiến binh nhí" còn lại tiếp tục vươn lên mạnh mẽ, đạt đến đích đến thành công trong hành trình chiến đấu bệnh ung thư.



Powered by go88.vin app @2013-2022 RSS sitemap HTMLsitemap

Copyright Powered by365站群 © 2013-2024