Khi người Pháp vào Việt Nam, thành lập nhà in là một trong số việc được ưu tiên hàng đầu, theo sách ''Lần theo dấu chữ'' của Trịnh Hùng Cường.
Sách gồm bốn phần: Vài nét về lịch sử in ấn ở Việt Nam thời kỳ đầu thuộc địa (1862-1920), In ấn ở Nam Kỳ, In ấn ở Bắc Kỳ, In ấn của Công giáo.
Tác giả chỉ ra sự xuất hiện của các giáo sĩ phương Tây vào đầu thế kỷ 17 đã làm nên bước ngoặt quan trọng. Họ sáng tạo chữ viết mới bằng cách sử dụng ký tự Latin để ghi âm tiếng Việt. Đến đầu thế kỷ 20, nhận được sự ủng hộ của chính quyền thuộc địa Pháp, chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi và góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành in ấn.
Nhà in đầu tiên được thành lập sau khi Pháp chiếm Nam Kỳ. Đến năm 1884, công nghệ in được mở rộng ra Bắc Kỳ. Khoảng năm 1920, kỹ thuật phương Tây đã thay thế khắc gỗ truyền thống, trở thành phương pháp in ấn chính.
Ấn phẩm dày 431 trang, được Nhã Nam phát hành hôm 7/12. Ảnh: Phương Linh
Tác giả dành một nội dung trong phần hai - In ấn ở Bắc Kỳ - để nêu tiểu sử, những đóng góp của chủ nhà in, nhiếp ảnh gia người Pháp F.H.Schneider (1851-1921). Ông đã đào tạo những công nhân người bản địa, 123win city giúp họ hoàn thiện trong nghề in. Cùng việc mở hiệu sách, trò chi y8 1 ngi ông tạo ra chu trình khép kín như in ấn, d oán x s gia lai chính xác 100 xuất bản, phát hành, dẫn dắt sự ra đời và phát triển của báo chí chữ quốc ngữ.
Ở phần cuối, tác giả đề cập in ấn của Công giáo. Trong đó, anh tìm hiểu hoạt động của Imprimere de la Mission (Nhà in Thừa Sai/Tân Định) - một trong hai đơn vị đầu tiên trong nước in sách chữ quốc ngữ - qua nhiều thế hệ quản lý như cha Éveillard,Hit46 club Génibrel, Masseron. Gần một thế kỷ hoạt động, nhà in đã hoàn thành hàng nghìn tác phẩm văn hóa Thiên Chúa giáo, chủ yếu là sách đạo và sách học cho trường Công giáo.
Trịnh Hùng Cường ấp ủ ý tưởng trong nhiều năm bởi nhận thấy chưa có cuốn sách nào viết về ngành in ấn trong nước, hoàn thành công trình nghiên cứu sau hơn một năm. Tác giả dự định tìm hiểu chủ đề này xuyên suốt giai đoạn 1862-1945 nhưng do nhiều việc, anh quyết định dừng lại ở năm 1920. ''Đây là thời điểm đế chế in ấn xuất bản của F.H.Schneider - người cuối cùng thuộc lớp tư bản cũ - ngừng kinh doanh tại Đông Dương, mở ra giai đoạn mới cho ngành in ấn và xuất bản Việt Nam sau này'', anh nói.
Tác giả cho biết gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm thông tin bởi khối lượng tài liệu khá rời rạc, nhất là ở Nam Kỳ. Anh chủ yếu sử dụng tư liệu tiếng Pháp giai đoạn 1862-1920, các công báo, niên giám, hồi ký của những người Pháp ở Việt Nam khi đó. Ngoài ra, anh tra cứu qua đoạn quảng cáo trên sách, báo tiếng Anh và tiếng Việt để đảm bảo độ chính xác.
''Đây không phải cuốn lịch sử toàn diện về ngành in ấn nước Việt thời kỳ đầu thuộc địa mà sẽ cung cấp một tài liệu mang tính chất phác thảo'', Trịnh Hùng Cường cho hay.
Nhà báo Yên Ba ấn tượng sự sắp xếp khoa học, có hệ thống của Trịnh Hùng Cường, giúp cuốn khảo cứu có ích trong việc xác minh một số thông tin chưa rõ ràng ở lĩnh vực xuất bản trong nước cách đây hai thế kỷ. Tiến sĩ văn học Mai Anh Tuấn nhận định ấn phẩm đã tái hiện một cuộc cách mạng ở Việt Nam, khi người dân được tiếp xúc kỹ thuật in ấn hiện đại.
Tác giả Trịnh Hùng Cường 43 tuổi, quê tại Bắc Ninh, là nhà sưu tập sách cổ. Anh tốt nghiệp cử nhân Vật lý ánh sáng (Đại học Bách khoa Hà Nội), có niềm đam mê sưu tầm tư liệu liên quan lịch sử, văn hóa Việt. Lần theo dấu chữ là công trình nghiên cứu đầu tiên của anh.
Phương Linh